avatar founder
Về bản thân PPL chỉ là người bình thường có học hành, gia đình, bạn bè, công việc, có đam mê và có nhiều mong muốn. Khi có ý định dọn nhà ra riêng (website riêng) là do không muốn phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ blog nào khác và đồng thời thể hiện cái tôi lớn của mình nhiều hơn. Bạn có thể tìm thấy Phùng Phước Linh ở bất cứ công cụ tìm kiếm nào như Google, Bing hay Yahoo. Nhưng với www.linhnotes.com hay www.phungphuoclinh.com thì sẽ có nhiều góc nhìn về PPL hơn.
September 2, 2010 / 

Thang máy (lift; elevator; escalator) có thể “nâng” người lên không?

Tại Việt Nam nói chung và TpHCM nói riêng hiện nay rất nhiều cao ốc văn phòng (office building) mọc lên, các trung tâm thương mại (shopping center) cũng mở ra ngày càng nhiều. Điều này cũng đồng nghĩa đến sự phát triển về kinh tế, giải trí, môi trường làm việc và mua sắm.

Một trong những phương tiện lên xuống các tầng lầu và tầng hầm đó là thang máy (lift, escalator, elevator). Chắc chắn với bất cứ ai đi vào cao ốc hoặc trung tâm mua sắm thì đều dùng đến phương tiện này.

PPL cũng chú ý nhiều đến hành vi của người đi thang máy với rất nhiều thành phần trong xã hội, từ nhân viên văn phòng, người dân bình thường, người nước ngoài, người già, người trẻ.

Hơi bức xúc trong 2 tình huống đi thang máy tuần này nên tôi viết bài này. 2 Tình huống này không liên quan trực tiếp đến mình nhưng nhìn thấy hơi gai mắt nên viết ra. Hai tình huống này chỉ là số ít trong vô số tình huống xảy ra khi đi thang máy.

Case 1: tại cao ốc văn phòng với người đi thang máy là những người lịch lãm cả người Việt và người nước ngoài. Thang máy dạng nâng (lift hay elevator) mở ra có 3 người vào gồm có PPL, một người nữa là người Việt khoảng 50 tuổi làm cho công ty dầu khí trong nước, 1 người Nhật cũng tầm hơn 40 tuổi trong dáng có vẻ làm sếp, lầm việc ở tầng 10.

3 Người cùng vào thang và bấm nút chọn tầng để lên, cửa thang máy đóng lại thì mở ra do có người ở bên ngoài bấm nút cho kịp đi theo chuyến này. Và thêm 1 người nữa vào, cửa lại đóng và có tín hiệu mở ra nhưng không ai vào do họ vào thang bên cạnh. Người đàn ông Nhật (PPL luôn nghĩ họ là người lịch sự vì quốc tịch và công việc cũng như cách ăn mặc) bấm nút ‘Close’ để cửa mau đóng lại với vẻ nóng nảy, bực bội. Đồng thời lẩm bẩm tiếng Nhật. Tôi biết người này không hài lòng do mất thời gian vì vội và cũng đang chửi bằng ngôn ngữ riêng.

  • PPL đã kìm lại cái đầu nóng nếu không sẽ phản ứng với người nước ngoài ‘lịch sự’ này

Case 2: ngày lễ Quốc khánh đi trung tâm thương mại chơi. Cách nhanh nhất xuống 5 tầng hầm để lấy xe thì đi thang nâng – lift. Nếu đi thang cuốn – escalator thì mất thời gian hơn. Đợi thang máy dừng lại để mình vào, lúc này trong thang cũng đông người nhưng chưa kín. Hôm nay người đi chơi khá đông nên nhu cầu đi thang máy cũng nhiều nên đến mỗi tầng đều ngừng do có người muốn đi. Người đàn ông Việt Nam đứng nép góc cạnh nút bấm liên tục bấm ‘close’ dù người khác chưa vào. Sau khi đóng cửa người này cùng vài người trong gia đình cứ than phiền là thang máy ngưng liên tục và mất thời gian.

  • PPL cũng kìm lại cái đầu nóng nếu không sẽ phản ứng với cái thói hành xử vô văn hóa này.

Vài điều nếu chúng ta cùng ý thức khi đi thang máy sẽ để ý như sau:

Đối với thang máy lọai nâng lên (Lift – Elevator):

  • Lúc đợi thang máy nên đứng nép 2 bên. Khi thang dừng đợi người bên trong đi ra trước, sau đó người đi sẽ đi vào. Do đó không nên đứng chắn ngay lối cửa thang, làm như vậy sẽ giảm thời gian tắt nghẽn. Rất nhiều lần PPL thấy người trong chưa ra thì người ngoài đã vào. Làm cho người ra thì khó và còn bị chắn đường.
  • Người vào thang máy nếu vào trước thì nên đứng nép 2 bên hoặc lui sâu vào trong. Một số nhân viên văn phòng nhất là làm cho cơ quan nhà nước và có chức thì hay đứng ở vị trí rất trung tâm. Sự khó khăn trong di chuyển và mất thời gian sẽ xảy ra.
  • Người vào thang máy nếu đứng gần nút bấm thì nên có hành động lịch sự bằng cách sẵn sàng bấm nút ‘open’ nếu có ai đang chạy vào cho kịp. Xin đừng ‘nhanh tay’ bấm nút ‘close’ nếu ai đó chưa vào kịp hoặc thậm chí chưa ra khỏi thang. Nên nhớ rằng mình là nhân viên văn phòng và mặc quần áo rất lịch sự đấy nhé.
  • Người đi thang máy chạy để kịp đến thang với sự trợ giúp của người bên trong thang máy thì nên nở nụ cười hoặc lời cám ơn vì đã giúp mình.
  • Có thể xem đây cũng là văn hóa đi thang máy với nhiều hành vi khác: 1 nụ cười giữa những con người lịch sự, khi nói chuyện riêng xuyên qua người khác.
  • Rất nhiều lần tôi phải cười khi thấy có người đợi thang máy lâu và chỉ vào đó bấm số 1 hoặc số 2. Lười vận động quá hay là do muốn đi thang máy cho đẳng cấp.

Đối với thang cuốn (escalator): Loại thang này thường có trong các trung tâm thương mại hoặc sân bay…Do đó lọai thang này vận chuyển liên tục người đi và rất nhiều người đi cùng lúc. Do thông thoáng nên lọai thang này giúp ngừoi đi có thể ngắm cảnh và cũng vì không phải được đặt trong cao ốc nên người đi thì rất nhiều thành phần.

  • Ở Việt Nam chúng ta lái xe và đi bên phải, nếu muốn vượt lên đi nhanh phải đi bên trái. Vì vậy khi đi thang cuốn người nếu bước lên thì phải nép vào bên phải, chừa lối bên trái để cho những người có nhu cầu đi lên nhanh để bước lên. Điều thì gần như đại đa số người đi không để ý đến. Thậm chí 2 người đứng 2 bên để chặn tất cả người muốn đi nhanh phía sau. (lưu ý: ở các nước như HongKong, Singapore, Anh,… sẽ đi bên phải và vượt đi nhanh thì bên trái.)
  • Thiết kế thang cuốn ở Việt Nam rất là không có nhân văn. Ở cách nước phát triển khi thiết kế thang cuốn đều có vài bước đệm trước khi cuốn. Điều này giúp cho người già, trẻ con không bị run chân khi bước lên.

Nhìn chung đó là cuộc sống vẫn muôn màu sắc. Rất tiếc thang máy không thể “nâng” tầm tất cả người đi lên cao hơn.

PPL.

POSTS YOU'D MIGHT LIKE

Hướng tới phía trước

Giấc mơ & cơ duyên.

Con trai “đi kiếm tiền“

Back to basics

Ngày 8/03 cho người thân.

Sinh nhật muộn của con trai.

POST A COMMENT