avatar founder
Về bản thân PPL chỉ là người bình thường có học hành, gia đình, bạn bè, công việc, có đam mê và có nhiều mong muốn. Khi có ý định dọn nhà ra riêng (website riêng) là do không muốn phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ blog nào khác và đồng thời thể hiện cái tôi lớn của mình nhiều hơn. Bạn có thể tìm thấy Phùng Phước Linh ở bất cứ công cụ tìm kiếm nào như Google, Bing hay Yahoo. Nhưng với www.linhnotes.com hay www.phungphuoclinh.com thì sẽ có nhiều góc nhìn về PPL hơn.
April 1, 2010 / 

Bốc phét đẳng cấp

Cũng nhân dịp vài sự việc công lại nên viết bài về đẳng cấp của sự bốc phét thời @. Hộm nay 1/4/2010 thì càng phù hợp cho việc tôn vinh cái sự bốc phét ở đời này mà PPL nói ra trong lĩnh vực CNTT là chính, tức nhiên PPL cũng là một người làm việc & ăn lương trong lĩnh vực này.

Hôm qua có thấy truyền hình HTV có chiếu buổi lễ trao giải thưởng CNTT-TT TPHCM 2010 rất hoành tráng lắm với nhiều công ty nổi tiếng ở HCMC trong lĩnh vực phần mềm, phần cứng, dịch vụ….Cũng tình cờ hôm nay cũng ra PCWorld series B (số dành cho giải pháp & ứng dụng CNTT và cho lãnh đạo) tháng 4/2010. Gộp 2 yếu tố này thấy nóng máu viết bài cho linhnotes.com.

Khác với series A (chuyên về test lab, giới thiệu sp và tính năng) truyền thống trước giờ nặng thuần túy về công nghệ mới, còn Series B thì thiên về ứng dụng và quản lý nhiều hơn. Đa phần là giới thiệu và ứng dụng ERP, về an toàn thông tin – Security, về nhân lực CNTT, về những giải pháp hầm hố của các hãng ở tầm eGOV và cách nhà quản lý họach định CNTT kiểu như CIO, IT manager.

  • Nói đến ERP thì càng xem càng ghét trong các số báo qua, lúc ký tá mua sắm thì nói chung là rầm rộ và tiền nhiều. Cũng đúng vì chủ yếu là để PR là chính, doanh nghiệp sắp lên sàn chứng khóan thì cũng nổ chút cho oai, hoặc có tiền thấy thằng hàng xóm nó mua Oracle thì mình cũng chơi SAP, còn nhà kha khá thì chơi MS Dynamics hay ERP nội địa. Nhưng tóm lại thì mua gì thì mua cuối cùng thì hãng là có lợi nhất vì cứ gom tiền licenses trước đi. Còn ai mua ai triển khai thì chắc chắn sẽ có thằng chết, mà con số >50% failed thì không phải ít đâu, nếu không fail thì cũng dùng không hết chức năng chỉ may ra là kế toán. Còn người mua (khách hàng triển khai) thì lỡ PR ngon lành rồi mà chủ yếu họ là lên giường (xin lỗi “lên sàn”) nên kêu gọi vốn có rồi, giờ có mà fail hay dùng mức cơ bản cũng tốt rồi. Nên thôi chúng ta: hãng phần mềm, nhà tư vấn, nhà triển khai, người mua sắm đều bốc phét có đẳng cấp.
  • An toàn thông tin – Security là chủ đề thứ hai mà số báo nào cũng nói không thua gì ERP. Sản phẩm nào của hãng nào từ cứng hay mềm đều được nói rất hay, nhà quản lý nào cũng cho là mình doanh nghiệp, cơ quan mình rất quan tâm và chú trọng, các công ty tư vấn và dịch vụ thì cứ khuếch đại mọi thứ lên để làm nóng hổi thị trường. Nếu ai ít biết thì cứ như nó là hiểm họa rơi vào đầu ngay. Tôi PPL xin thưa Security nó cũng như bệnh ấy thôi, làm sao mà chữa hết. Nhìn vào XH mà xem bệnh tật hằng ngày, y khoa tiến bộ, dân số đông thì nó như máy tính nhiều, công vụ bảo mật cao và bác sĩ giỏi. Nhưng có bao giờ là hết đâu, vì nó phải là tất yếu tồn tại, có phát triển thì có tiêu cực, có làm thì có phá. Bốc phét ở đây là hãng nào cũng vỗ ngực số 1 về sản phẩm và công nghệ phòng chống. Thử lên Google, Bing, Yahoo mà tìm kìa ngay cả NASA, FBI hay VISA, MASTERCARD còn bị tấn công chứ nói gì ai. Còn các nhà tư vấn à? Hiệp hội nè, công ty đào tạo an ninh mạng, công ty đánh giá an toàn, hay công ty phần mềm bảo mật trong nước thì cứ bơm phồng mọi thứ để cho có thị trường mà làm. Trung tâm đào tạo A…..trời ơi đào tạo an ninh mạng nghe kinh quá, 2 năm ra là an toàn hết sao. Trung tâm an ninh mạng có tiếng B… trong nước thì khi nào cũng vỗ ngực ta giỏi hết mà không quan tâm luật lệ khi điều tra và cứ mở miệng là máy tính nào cũng nhiểm virus hay mạng nào cũng không an tòan. Các tổ chức thì tung hô danh hiệu hết CIO rồi đến có CSO mà nhìn danh sách toàn mang tính ‘nịnh’ là chính vì các sếp bảo mật này nói thật không rõ nhìn bảo mật ở mức nào, chắc là không dùng máy tính, email, web là cách tốt nhất không bị hack từ ngoài vào, còn trong nhà thì dân mù nó không phá được đâu. Chẳng qua các anh chỉ là bốc phét để bán hàng nhiều tiền, mua hàng để có những lợi ích khác mà thôi. Đó cũng là bốc phét.
  • Nguồn nhân lực CNTT, bài tóan cho bất cứ một thị trường nào đang phát triển. Chính xác là như thế tôi xin đồng ý nhưng các vị là trung tâm đào tạo & các trường chuyên ngành thì cứ nói chất lượng dạy, rồi đầu ra giỏi chỉ để quảng cáo. Còn doanh nghiệp thì cứ kêu là các sinh viên tốt nghiệp không đủ kiến thức cần đào tạo lại. Thôi đi mấy ông doanh nghiệp VN à, nhất là mấy ông gia công cho bọn nước ngoài. Các ông có đóng góp gì cho trường ĐH đâu, ở Tây thì doanh nghiệp đóng góp tiền, dụng cụ, đặt hàng,….để đào tạo, còn ở VN các ông chỉ biết bề ngon để phục vụ rồi đi than trời là phải bỏ tiền đào tạo thêm. ĐH là thế đó họ chỉ dạy nền tảng còn mấy công doanh nghiệp cần gì thì tự mà đào tạo thêm cứ khi nào cũng khuếch đại chi phi và làm như nghĩa hiệp. Mấy ông ở hãng như MS, Cisco, Oracle… thì ôi chỉ mỗi năm cố thay đổi để cho có nhiều người thi và kiếm tiền còn lại có làm được hay không thì bó tay. Nhưng các bác lãnh đạo thì toàn già mà cứ tỏ vẻ là giỏi lắm và chiến lược lắm đó cứ như mình là đại thụ đóng góp và cao kiến. Người học hay sinh viên cũng không phải ngon lành gì mà cũng toàn là học 1 lần cứ nghĩ mình biết mãi mãi về sau cho dù có gì ra mới hơn về công nghệ, còn bằng cấp thì giờ cứ vô tư bỏ tiền ra là lên Internet lấy bằng (xin lỗi lên đó lấy đề ra trung tâm để thi) .Đây cũng là dạng bốc phét.
  • Doanh nghiệp phần cứng trong nước lên báo và truyền hình nhận giải thưởng và quảng cáo sản phẩm tên tuổi, cũng đúng vì có mấy công ty trong nước làm phần cứng. À mà có phải làm hay không? Cứ qua anh hàng xóm nhà mình Trung Quốc mà đặt hàng chất lượng và giá thành thì cỡ nào cũng có sau đó gắng nhãn hiệu vào, thế thì có gì mà giải với thưởng. Đây thường gọi là dạng OEM đấy.
  • Quản trị doanh nghiệp với các nhà lãnh đạo trong thời CNTT. Rất đao to búa lớn rất là ứng dụng công nghệ vào quản lý, nếu ai chưa biết nhà quản lý đó hay doanh nghiệp đó thì cứ nghĩ là rất ư là chuyên nghiệp. Nói nhỏ cho mà nghe nhiều khi các bác quản lý này còn không biết dùng email hay chat nữa là khác hoặc trong name card toàn @gmail, @hotmail @yahoo. Nhìn thấy mà buồn cười vì thế thì doanh nghiệp hay cơ quan chẳng ứng dụng quái gì CNTT. Nhưng chi phí mua sắm thì vẫn khủng khiếp hằng năm còn sử dụng thực tế tới đâu thì kệ. Các anh nên biết là không phải bỏ tiền ra mua 1 cục sắt máy chủ, thiết bị mạng hay lưu trữ xịn là tốt. Không phải mua 1 phần mềm mới nhất của hãng to thì ngon đâu. Nếu nó không được dùng đúng mục đích hay hiệu quả thì chỉ làm lợi cho các bác khi mua hàng thôi. Bọn hãng thì bán được hàng mà cũng không quan tâm ở Việt Nam chúng ta dùng đến đâu. Còn nhân viên IT thì cũng chỉ xem như vận hành chứ không phát huy gì. Một câu chuyện về nhà quản lý CNTT của 1 tỉnh lên báo nói hung hồn thế này cho năm 2010. Chúng tôi sẽ làm mấy đầu việc như sau ……nhưng cười nhất là ứng dụng nguồn mở vào hệ thống CNTT của tỉnh nhưng có 1 ý dưới là cho nhân viên IT lấy chứng chỉ MCSE, MCSA…. Hahahah không hiểu gì bác ấy nghĩ sao khi mục tiêu nó đạp gãy giò nhau như thế. Bốc phét quá các quản lý ơi.

Nhìn tờ báo, xem truyền hình toàn là các hãng, các công ty quen quá nhưng thấy mà chán với các thông điệp và danh hiệu. Tôi cũng là người bốc phét trong ngành CNTT này cũng ở nhiều tư cách của hãng, công ty tư vấn, công ty tin học. Nhưng nhìn kỹ tất cả thấy mọi thứ như những lừa bịp để tự đạt mục đích của từng đối tượng riêng. Cũng may mắn là tôi cũng có kinh nghiệm với các công ty như ở trên với tư cách là hãng như Microsoft, với tư cách nhà tư vấn như PricewaterhouseCoopers, với đào tạo có NewHorizons và công ty tin học trong nước là HPT. Nên PPL này cũng có chút hiểu biết để đưa ra những ý như trên.

PPL chỉ có ý mong muốn nhưng chắc không bao giờ được:

  • Với hãng thì nên giúp thị trường Việt Nam này ứng dụng đúng những công nghệ mới mà hãng đưa ra, chứ đừng bốc phép xong bán được hàng rồi dùng không thì kệ.
  • Với nhà tư vấn thì nên nhìn ở mức dài hạn và đừng đặt nặng kiến thức trên mây để vẽ ra đủ thứ làm cho doanh nghiệp và thị trường cũng rối.
  • Với các công ty công nghệ trong nước thì hãy giúp khách hàng hiểu ra giá trị sản phẩm hay giải pháp mình bán, vì đa phần là sales bán xong rồi chạy chứ còn làm tới đâu thì tùy.
  • Với khách hàng mà đặc biệt các quản lý thì nên đừng đặt nặng cái túi của mình mà hãy nhìn vào những gì mình cần thì ứng dụng. Ứng dụng là cho người dùng cuối chứ không dành cho dân IT. Nên hãy nghĩ như người dùng nghĩ. Đừng có vẽ ra sự đầu tư rồi chẳng ứng dụng gì được mà lại còn sợ mất chổ.
  • Với các anh làm IT thì hãy học và làm thực sự vì nó mới đúng là người làm công nghệ, đừng ôm mãi với những gì cũ kỹ mình biết mà suy ra là mình biết tất cả.
  • Với các tổ chức thì bớt nịnh các lãnh đạo hay doanh nghiệp để tiêu tiền hay PR họ đi là vừa, hãy đi vào thực chất ứng dụng CNTT của cái đất nước nghèo mà chơi sang này.

Để giảm bớt cái sự bốc phét này thì cũng cần từ nhiều phía lắm, mọi thứ nên là thực chất của việc ứng dụng CNTT. Tôi viết những ý này ra đây biết rằng sẽ đụng đến rất nhiều người thậm chí tôi là 1 người trong lĩnh vực này nhưng vẫn muốn nói ra sự bốc phét này.

Cái TẦM (trình độ) rất quan trọng như cái TÂM càng phải xem trọng hơn.

Vui ngày 1/4/2010.

PPL.

POSTS YOU'D MIGHT LIKE

Kỳ nghỉ hè gia đình 2011 (hong kong)

HPE Team

Chặng đường 5 năm cùng HPE.

Ngày 8/03 cho người thân.

Viết cho con trai 2018

Người giữ hơi ấm gia đình.

Con trai “đi kiếm tiền“

POST A COMMENT