avatar founder
Về bản thân PPL chỉ là người bình thường có học hành, gia đình, bạn bè, công việc, có đam mê và có nhiều mong muốn. Khi có ý định dọn nhà ra riêng (website riêng) là do không muốn phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ blog nào khác và đồng thời thể hiện cái tôi lớn của mình nhiều hơn. Bạn có thể tìm thấy Phùng Phước Linh ở bất cứ công cụ tìm kiếm nào như Google, Bing hay Yahoo. Nhưng với www.linhnotes.com hay www.phungphuoclinh.com thì sẽ có nhiều góc nhìn về PPL hơn.
May 8, 2010 / 

Chạy trường điểm cấp 1 cho ai? và lý do tại sao?

Cứ đến hẹn lại lên tháng 5, 6 là trên báo chí và truyển hình cứ nói đến “nỗi khổ của phụ huynh chạy trường cho con vào lớp 1”. Con PPL cũng vừa vào lớp 1 năm 2009, mình thì không muốn phí công sức vì những chuyện này với những suy nghĩ “tầm thường” của PPL. Tại sao là tầm thường vì tôi khác vì cách nhìn của tôi khác với các bậc phụ huynh còn lại để làm cho con của mình sẽ có thể trỡ nên “tầm thường” có thể sau này.

Tâm lý các bậc phụ huynh hiện nay là phải cho con học được trường chuyên, trường điểm để sau này nó có 1 tương lai tương sáng. Tâm lý của các bậc thầy cô (nhất là Ban giám hiệu) muốn khẳng định tên tuổi của trường mình hơn các trường khác và cũng muốn cho mọi thứ khang trang và chi tiêu cũng rũng rỉnh. Tâm lý của các bậc quản lý giáo dục như Sở và Bộ thì khi nào cũng tỏ vẻ quan tâm nền giáo dục nước nhà. Tâm lý của dân kinh doanh thì cố mà mở trường mang nhãn hiệu Quốc Tế cho oai và tạo sự thỏai mái. Nhưng tiếc là không ai trong các bậc đáng kính người lớn chúng ta lại hỏi xem bọn nhóc nhỏ nó muốn gì, dù biết rằng nó nhỏ quá thì nó không thể “nhìn xa, trông rộng” như người lớn. Nhưng PPL chắc chắn mong ước của bọn nhóc là chơi chơi chơi …..Đơn giản có thế mà không ai đáp ứng cho chúng nó.

(trích hình trên báo)

Quay lại vấn đề của việc chạy trường cho con vào lớp 1 (đã là chạy trường thì có nghĩa không học trong đúng tuyến). Đây là góc nhìn của PPL:

  • Lỗi của các bậc phụ huynh: Bắt con nhỏ đi học cho Cha Mẹ.
    • Đến bây giờ không biết có bậc phụ huynh nào nhìn lại cấp 1 mình học ra sao hay không? Và kết quả cấp 1 của mình có ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của mình hôm nay không? chắc chắn là không. Đây mới là cấp 1 thôi mà cấp 1 thì có giải quyết vấn đề gì cho tương lai đâu. Khi ra đời đi làm có ai mà cầm học bạ lớp 1 mà xem giỏi hay không. Nhìn lại những người học cấp 1 có tệ lắm thì lớn họ cũng biết đọc chữ viết chữ và tính toán thôi.
    • Quy cho cùng là Cha Mẹ toàn là thích con học trường điểm để đi khoe con tôi học ở đó hay lớp chuyên lớp chọn/ tăng cường. Và quan trọng là thích đua đòi thành tích. Tôi sẽ đưa ra dẫn chứng cho mọi người tự ngẫm với 3 câu hỏi ở xứ người và xứ ta.
      • Bậc cha mẹ ở Việt Nam thường đón con hay gặp con đi học về với 3 câu hỏi thường hỏi nhất:
        • Câu hỏi 1: hôm nay con đi học có giỏi không? à (cha mẹ cứ đòi hỏi con học giỏi)
        • Câu hỏi 2: giỏi thì bao nhiêu điểm? à (cha mẹ toàn là mong điểm 10)
        • Câu hỏi 3: thế con 9 hay 10 điểm có bạn nào trong lớp hơn con không à (cha mẹ bắt đầu thích ăn thua)
      • Bậc cha mẹ ở nước ngòai đón con hay gặp con ở nhà sau khi đi học về sẽ cũng hỏi:
        • Câu hỏi 1: hôm nay con đi học có vui không? à (cha mẹ quan tâm đến bọn nhu cầu của bọn nhóc)
        • Câu hỏi 2: hôm nay con hỏi thầy cô giáo được mấy câu hỏi? à (phát huy tính chủ động và tìm tòi của trẻ)
        • Câu hỏi 3: hôm nay con có chơi với thêm bạn mới nào không?
    • Các vị phụ huynh thích học trường điểm hay chuyên làm gì. Các vị có xem kết quả tuyển sinh ĐH hằng năm vào tháng 8, 9 hay không? Thủ khoa hay á khóa các trường Đại học đều là những em ở nông thôn nghèo khó, nhưng vốn thông minh vượt khó. Thủ khoa hay á khoa không nằm trong các trường điểm hay chuyên đâu các vị à.
    • Kẹt xe, ô nhiễm và áp lực đến con trẻ là tại vì các bậc phụ huynh đáng kính này đó. Nhà thì 1 nơi con học 1 nẻo cứ đến giờ chưa hết việc làm là đi đón đứng kẹt hết phố xá. Giao thông lọan xạ cũng một phần là do các vị. Bọn trẻ đi học ra thì cho ăn qua loa rồi chở nó đi học thêm hết thầy này đến cô nọ. Tối về nhà thị lại học bài thế thì khỏi chơi được gì.

Kết luận ở điểm này là: Cha mẹ ép con cái đi học theo ý của mình và cũng lấy thành tích cho mình. Cha mẹ chỉ biết nghĩ đến cá nhân chứ không phải cho con nhỏ.

Giải pháp của PPL cho các bậc phụ huynh: sao hồi xưa không chịu học giỏi, bây giờ cứ ép người khác học. Có ngon thì bây giờ xách cặp đi học lớp 1 đi.

  • Lỗi ở bác bậc thầy cô: cũng đua đòi thành tích.
    • Thời nay chắc không còn nhiều hình ảnh bà giáo hay ông giáo già dạy bọn nhỏ đánh vần hay rèn chữ. Mà thay vào đó các cô giáo có “bàn tay vàng” tôi nói nhầm đúng ra là “viên phấn vàng”. Bàn tay vàng là sao, bọn nhỏ chưa vào học là bắt nó viết chữ đẹp và biết đánh vần hay đọc chữ. Nếu không có sẵn các kỹ năng siêu nhân này thì lập tức các bàn tay của cô giáo không thương tiếc mà “xử” bọn nhóc. Nói có thể quá nhưng hỡi các thầy cô và ban giám hiệu có đúng là các vị chỉ mê thành tích không? Giờ đây không còn khái niệm học sinh kém hay yếu nữa và tỷ lệ giỏi và khá thôi. Thì cũng là do các vị muốn thế mà.
    • Đến trường với lớp 1 hay cấp 1 là để học. Học đọc học viết mà quan trọng là học đạo đức ở đời. Nhưng các vị giáo viên cứ đòi là bọn trẻ nó phải biết viết đẹp. Thế có ai viết đẹp là lớn lên sẽ thành công hay giàu không? Thế có ai hỏi bác sỹ viết chữ xấu hoắc có nghĩa cấp 1 học dốt hơn giáo viên dạy cấp 1 đang viết chữ đẹp sao? Hahaha. Là người lớn mà các thầy cô cứ nhồi ép bọn nhóc để làm gì. Cái tâm của nhà giáo hiện nay thể hiện bằng việc học phí học thêm là chính phải không?
    • Hù dọa là cách giáo dục của VN chúng ta, con trẻ đi học phải chỉ biết nghe, khi nào cho thì nói. Đến lớp dự giờ thì dàn xếp hết rồi. Không dám nói ra chứ nếu đứa trẻ nào lúc học toán cộng mà dám đứng lên nói thầy cô là 1+1 không phải bằng 2 thì nó lớn lên ra đời chắc chắn sẽ giỏi hơn bọn nào nói răm rắp =2. Nếu đứa bé nào khi học toán chia dám “đố khó” cô giáo tại sao không có phép chia cho 0 hả cô? Chắc chắn cô giáo sẽ la nó ngay vì trong đầu cô giáo đang bị tự hỏi không biết bằng bao nhiêu. (bảo đảm khái niệm vô cực là không nghĩa ra đâu ∞).
    • Ban giám hiệu khi nào cũng gây “sốt ảo” với cái sĩ số học sinh trong tuyến để “nâng giá” trường và giá “vé vào cổng”.

Kết luận ở điểm này: thầy cô cũng chẳng thua kém gì phụ huynh đâu. Đừng tưởng mình vô tội.

Giải pháp của PPL: các thầy cô về xem học bạ cấp 1 của mình lại đi. Chắc là xếp lọai giỏi nên giờ mới đi làm giáo viên đó. (Đừng có nói đến vấn đề cái tâm nghề giáo nhé, vì mình đừng dối lương tâm của mình làm gì các thầy cô ơi).

  • Lỗi ở các bậc đáng kính về quản lý giáo dục ở Sở, Bộ hay nghiên cứu sư phạm: các ngài toàn ở trên mây và lấy cái suy nghĩ già cỗi để ép trẻ con.
    • Biết chắc các đồng chí hay các ngài giờ toàn là học hàm hay học vị TS, ThS hay GS đáng kính nhưng PPL tin chắc thời đi học cấp 1 các ngài không có trường điểm đâu. Nêu giờ các ngài quy họach rồi vẽ ra để có thể lấy thành tích hay sáng kiến. Thế nâng 1 trường lên là điểm hay chuyên các ngài có nghĩ là nâng được các Tầm và Tâm của giáo viên hay của các ngài lên không?
    • Ôi khi nào mở miệng cũng nói là phổ cập hết giáo dục, ai ai cũng được đi học dù nghèo khó. Còn lâu mới có chuyện này nhé, thời nay để được học toàn là nghe nhắc đến tiền. Không như thời xưa học hành có gì đâu mà tiền nhiều. Các ngài chỉ biết đến chủ trương và vẽ vời và báo cáo thành tích thôi chứ làm được việc để cho con cháu sau này thì các ngài nên về vườn sớm.
    • Thi cử thì năm nào cũng nghe cải tiến, chặt chẽ hay chống tiêu cực. Chính các cải tiến nó biến thành “cãi tiến” tức là ngăn sự tiến bộ, chính cái trò chống tiêu cực thì nó gây tiêu cực. Ai đời con nít chưa biết chữ mà có thi đầu vào mà oách hơn nữa là thi tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ. Thi học kỳ I, II của cấp 1 mà cũng có đề chung của Sở. Để làm cái quái gì chứ? Công minh à tránh tiêu cực à? Xin thưa đừa làm cho con trẻ nhỏ nó nặng nề với thi cử. Bọn chúng còn cấp 2,3 và ĐH để các ngài hành hạ nó mà.
    • Các ngài cứ chăm chú vào các kỳ thi “hóc búa” và các sáng kiến “cãi tiến” (đúng ra là cải tiến) chứ không lo đến đạo đức mà bây giờ nó đâm chém nhau đầy kìa vì chương trình các ngài nặng quá học quái gì nỗi nên bỏ học đánh nhau vui hơn. Hoặc là bằng giả đầy hết kia. (nói nhỏ nhiều khi các ngài cũng nhiều bằng giả lắm đó. Cũng đến trường lớp học nhưng bằng đề tài hay thi cử thì không phải các ngài thực hiện)

Kết luận ở điểm này: các bậc quản lý sư phạm nên lấy cái tâm mà giúp thế hệ trẻ. Sáng chế của các vị sẽ không là thành tựu đâu.

Giải pháp của PPL: các vị nên lấy cái tâm ra mà giúp bọn trẻ, còn không thì về villa nhà các vị để cuốc đất cũng được.

PPL tóm tắt vài ý để cho mọi người nào thích chạy trường như sau:

  • Trường chuyên/ điểm có đồng nghĩa với thiên tài hay thành công về sau không?
  • Chữ đẹp hay học sinh giỏi có chắc chắn là thành công bằng chính bản thân về sau không? (lưu ý là tự thành công chứ còn cậy nhờ gốc rễ thì bỏ qua chúng mày đi).
  • Thủ khoa đại học không có nằm ở thành phố hay trường điểm nhiều đâu.
  • Bọn trẻ hay phụ huynh sau này chỉ nhớ đến các vị giáo viên ở bàn tay cái lớp học thêm mà thôi.
  • Các kỳ thi hay giáo trình rồi cũng chẳng phải nâng tầm giáo dục VN lên cao đâu các vị quản lý à.

Giải pháp của PPL cho quý vị đây nè: ra nhà sách mua 2 quyển truyện sau mà đọc “Cho tôi 1 vé đia tuổi thơ” và “Đảo mộng mơ”. Các vị phụ huynh, giáo viên và quản lý sẽ biết bọn trẻ nó muốn gì.

Yasaka cứ thích gì thì sáng tác đó, viết thế nào cũng được miễn đọc được. Đồ chới cứ xếp thùng thoải mái.

Mọi người sẽ hỏi con của PPL học lớp 1 thế nào khi đọc đến đây: PPL thay vì bỏ tiền ra chạy trường vào lớp 1 thì nhà tôi có đầy đủ thứ đồ chơi cho con nít từ Wii, PSP, các sưu tập đồ chơi nếu đệ tử cần để khám phá thì cứ mà thỏai mái. Đến giờ nhóc nhà và PPL chưa biết nhà cô giáo ở đâu để đến mà học thêm. Tiếng Anh thì cũng chưa cần thiết vì tiếng mẹ đẻ chưa nói xong mà đòi tiếng Anh làm gì.

Tôi để bài viết này trong mục “Ý tưởng không giống ai”. Vậy PPL không chịu trách nhiệm nếu các bậc phụ huynh này làm theo cách của PPL nhé.

8.5.2010

PPL.

POSTS YOU'D MIGHT LIKE

Gold award at bbo 2020

Ngày 8/03 cho người thân.

Giấc mơ & cơ duyên.

Chào 2024 (năm âm lịch Giáp Thìn)!

Sinh nhật muộn của con trai.

HPE Team

Chặng đường 5 năm cùng HPE.

POST A COMMENT