avatar founder
Về bản thân PPL chỉ là người bình thường có học hành, gia đình, bạn bè, công việc, có đam mê và có nhiều mong muốn. Khi có ý định dọn nhà ra riêng (website riêng) là do không muốn phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ blog nào khác và đồng thời thể hiện cái tôi lớn của mình nhiều hơn. Bạn có thể tìm thấy Phùng Phước Linh ở bất cứ công cụ tìm kiếm nào như Google, Bing hay Yahoo. Nhưng với www.linhnotes.com hay www.phungphuoclinh.com thì sẽ có nhiều góc nhìn về PPL hơn.
December 12, 2011 / 

8 ngày bỏ lại tất cả.

Chắc tôi chưa bảo giờ rời xa máy tính, internet, điện thọai hơn 48 tiếng cho dù là những ngày nghỉ. PPL quyết tâm gác lại mọi thứ mà vốn dĩ mình bị phụ thuộc nhiều vào nó quá trong những năm qua.

Vác balô để đi đến 1 đất nước mình chưa có dịp đến, một nơi có nhiều rừng và biển. Và quan trọng hơn là ta sẽ bỏ lại đằng sau tất cả các công cụ và phương tiện gắn chặt với đời sống và công việc của mình. Không có internet trong giời gian dài, không quan tâm tin tức hằng ngày ở quê nhà, không có công cụ để chat với bạn bè và người thân. Không email, không điện thọai đi dộng,….

PPL quyết định chuyến đi 8 ngày đến xứ sở của Kangaroo ở phía Nam bán cầu, ta đi để tìm hiểu, đi để học hỏi và đi để bỏ lại tất cả sau lưng một thời gian ngắn.

Melbourne: thành phố giàu sang với mỏ vàng.

Sông Yara (http://en.wikipedia.org/wiki/Yarra_River) ở thành phố Melbourne. với nhiều tòa nhà và các khu giải trí dọc 2 bên.yara

Trải nghiệm với xe lửa hơi nước lâu đời Puffing Billy http://www.puffingbilly.com.au/. Mọi thứ từ nhà ga, đoàn tàu và những người điều hành và lái tàu đều có vẻ trông như cách đây trăm năm.

Chiếc đầu máy xe lửa chạy hơi nước.

Thích nhất là cảnh cả đám học trò nhỏ ngồi trên xe lửa với cái kiểu thò chân và đầu ra ngòai.

Cảnh đi qua chiếc cầu gỗ và xuyên qua khu rừng, với thời tiết đủ lạnh để thở ra khói. Mọi thứ trong ta sẽ tan biến khi trải nghiệm với khỏanh khắc vừa thiên nhiên, vừa xưa cũ và rất ngây thơ.

Đi vào trang trại để trải nghiệm cuộc sống cùa nông dân Úc với các công việc như chăn cừu, cắt lông cừu, nuôi bò sữa, vắt sữa …

Chó đang lùa bầy cừu vào chuồng.

Nước Úc với nhiều rừng, biển vì vậy hệ sinh thái khá đang dạng và đều được bảo tồn. Đi đâu cũng có cây, nước và loài vật. Một loài không thể thiếu mà bất cứ ai đến Úc đều gặp là Kangaroo

Ngoài động vật thì hệ thực vật ở Úc cũng rất dày và nhiều với rất nhiều lọai cây đẹp như cây phượng có hoa tím, cây lá phong, khuynh diệp….Và có những lọai cây trồng ở các công viên trong thành phố với tán rộng và thấp xòe ra.

Canberra: thủ đô của nước Úc, đây là thành phố nhỏ với ít dân nhưng nhiều cơ quan hành chính và các đại sứ, cao ủy của các nước đặt ở đây.

Bảo tàng chiến tranh tại Canberra, với tôi thì bảo tàng không nhiều ấn tượng bở vì nước Úc chỉ theo quân đồng minh đi đánh các nước chứ không phải chiến tranh bảo vệ đất nước.

Bảo tàng được lưu giữ khá nhiều vật tích qua cách giai đọan chiến tranh. PPL thích chiếc xe của thời Đức quốc xã này.

Trước cửa tòa nhà quốc hội của Úc. Điểm đặc biệt là tòa nhà này luôn mở cửa chào đón khách tham quan vào bên trong các phòng họp quốc hội, cả khi có những cuộc họp không quan trọng cũng cho dân thường vào nghe.

Góc nhìn từ trước bảo tàng sang đối diện tòa nhà quốc hội. Một không gian quá rộng và rất có quy hoạch.

Hồ Burley Griffin (http://en.wikipedia.org/wiki/Lake_Burley_Griffin) ở trung tâm Canberra đẹp và thật yên bình.

Sydney: thành phố nhộn nhịp và năng động.

Dãy núi Blue Mountain http://en.wikipedia.org/wiki/Blue_Mountains_(New_South_Wales) nổi tiếng mà tất cả du khách đến Sydney đều đến tham quan. Nhưng đi đến nơi thì nếu so với đất nước mình thì nhiều dãy núi còn đẹp hơn, nhưng do nước mình quá nghèo không thể khai thác mà thôi.

Tại nơi quan sát dãy núi, PPL gặp vài nhân vật bản xứ thân thiện.

Và gặp người thổ dân Úc

Bãi biển Bondi ở thành phố Sydney chỉ mất 15 phút đi xe là đến. Hôm đấy trời khá lạnh chừng 12 độ.

Trước Opera house (nhà hát on sò) nổi tiếng là biểu tượng về văn hóa của nước Úc.

Trên chiếc thuyền mang tên Captain James Cook, thuyền trưởng người Anh đến Úc (http://en.wikipedia.org/wiki/James_Cook).

Cầu cảng Sydney nơi thường diễn ra bắn pháo hoa trong những dịp năm mới.

Và cuối cùng PPL đã trở về sau 8 ngày bỏ lại tất cả. Ta lại trở về với thực tại của công việc và cuộc sống.

Viết cho chuyến đi ngày 29/11/2011 – 6/12/2011

PPL.

POSTS YOU'D MIGHT LIKE

Viết cho con trai

Linhnotes.com tròn 1 tuổi (linhnotes.com 1 year anniversary )

HPE Team

Chặng đường 5 năm cùng HPE.

Con trai “đi kiếm tiền“

Tuổi 18

Viết cho con trai 2018

POST A COMMENT